Bệnh thận là một sát thủ thầm lặng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tuy vậy, có một số cách đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Dưới đây là 8 quy tắc vàng để bảo vệ thận.
Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp và do đó khiến ta ít nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy “vận động cho khỏe thận”, tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào mà ta ưa thích như đi bộ, chạy, đạp xe đạp... để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng.
Khoảng một nửa số người bệnh tiểu đường có diễn biến tổn thương thận, vì vậy việc thường xuyên xét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường. Điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong máu với sự theo dõi, hỗ trợ của bác sĩ.
Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim, song ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận.
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Từ 140/90 mmHg trở lên, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Huyết áp cao đặc biệt dễ gây tổn thương thận khi kết hợp với các yếu tố khác như tiểu đường, cholesterol máu cao và bệnh tim mạch.
Tải ứng dụng eDoctor để tiện theo dõi huyết áp mỗi ngày nhé!
Điều này có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Giảm lượng muối ăn hằng ngày, các bác sĩ khuyên chỉ nên ăn 5-6 gam muối mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối ăn vào, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn của nhà hàng và không nêm thêm muối vào thức ăn. Chúng ta có thể duy trì chế độ ăn nhạt dễ dàng hơn nếu tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống.
Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5 đến 2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Tuy vậy, uống nhiều không có nghĩa là uống quá nhiều một lúc, vì có thể gây hại. Điều quan trọng cần lưu ý rằng lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giới tính, tập thể thao, khí hậu, tình trạng sức khỏe, mang thai và cho con bú... Ngoài ra, những người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mới.
Nếu bạn thường xuyên quên uống nước thì có thể tải ứng dụng eDoctor để đặt lịch nhắc uống nước mỗi ngày nhé!
Hút thuốc làm lưu lượng máu tới thận bị chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng khoảng 50% nguy cơ ung thư thận.
Thuốc chống viêm không steroid hay dùng như ibuprofen có thể gây ra tổn thương thận và gây bệnh thận nếu uống thường xuyên. Thuốc này có thể không gây hại nhiều nếu thận tương đối khỏe mạnh và chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Những người bị đau mạn tính (như viêm khớp, đau lưng...), cần hỏi bác sĩ cách kiểm soát cơn đau mà không gây hại cho thận.
Nếu có một trong số các yếu tố nguy cơ sau: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc bệnh thận...
Đăng ký kiểm tra chức năng thận ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi tháng 11 nhé!
Nguồn: tuoitre.vn