Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng gần 1,7 triệu phụ nữ mắc và hơn 500,000 phụ nữ chết do ung thư vú. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 11 nghìn phụ nữ mắc ung thư vú và số phụ nữ tử vong do ung thư vú hàng năm là khoảng 5 nghìn người (Globocan, 2016). Vì vậy bạn cần tới bệnh viện tầm soát, xét nghiệm ung thư vú 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Dưới đây là 6 phương pháp xét nghiệm ung thư vú phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo.
Ung thư vú là căn bệnh có các tế bào u ác tính ở tuyến vú có xu hướng tăng sinh không kiểm soát rồi trở thành ung thư. Những khối tế bào ác tính này có thể lan ra các vùng xung quanh nhanh chóng (hay còn gọi là di căn tới các bộ phận khác của cơ thể). Đây là bệnh ung thư thường xuất hiện với phái nữ, ở mọi độ tuổi, không kể sắc tộc, màu da. Có một số hiếm bệnh nhân ung thư vú là nam giới.
Đây là bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Hiện tỷ lệ mắc ung thư vú tại Việt Nam đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa xuống lứa tuổi 30. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh ung thư vú sẽ di căn vào xương và người bệnh phải chiến đấu với những cơn đau đớn mỗi ngày. Khi ung thư vú đã di căn vào xương (giai đoạn 4 – giai đoạn cuối) thì rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Nếu bệnh được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu bằng các phương pháp xét nghiệm ung thư vú thì cơ hội sống, chữa khỏi bệnh của người bệnh rất cao.
Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường cần thực hiện xét nghiệm ung thư vú:
– Người lớn tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn (sau 30 tuổi).
– Tiểu sử gia đình có người mắc ung thư vú: nếu mẹ, chị gái, em gái của bạn bị mắc bệnh ung thư vú; nếu trong gia đình bạn có người mắc đồng thời 2 bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng thì nguy cơ bị bệnh ung bướu này của bạn thường cao hơn người khác.
– Những người mang gen di truyền bị đột biến là BRCA1 và BRCA2 có liên quan đến việc phát triển bệnh ung thư vú.
– Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, hút thuốc lá.
– Thời gian sử dụng các sản phẩm tăng cường hormone nội tiết tố nữ kéo dài, uống các thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên.
– Phụ nữ có chu kì kinh bắt đầu sớm và thời kì mãn kinh đến muộn, kinh nguyệt không đều.
– Phụ nữ sinh con khi lớn tuổi hoặc không có con.
– Người thừa cân, béo phì.
Ở những giai đoạn đầu của bệnh ung thư vú, người bệnh thường không biểu hiện lâm sàng nào rõ rệt. Sang những giai đoạn sau, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
– Khối bất thường ở vú: người bệnh có thể tự sờ thấy một khối cứng chắc, không đau ở vú.
– Những dấu hiệu bất thường ở vùng da vú: có thể thấy dấu hiệu sần sùi, đổi màu sắc hoặc tiết dịch bất thường ở vùng da hoặc quầng vú.
– Núm vú tiết dịch bất thường: có thể là máu, mủ hoặc dịch bất thường.
– Núm vú thụt vào trong, có thể kèm theo cảm giác đau hoặc không.
– Xuất hiện thêm hạch cổ và hạch nách.
Khi phát hiện những biểu hiện trên, bạn nên tới bệnh viện, cơ sở y tế để xét nghiệm ung thư vú, càng phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao.
Kiểm tra vú để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng được gọi là tầm soát ung thư vú. Những phương pháp xét nghiệm ung thư vú được sử dụng phổ biến hiện nay là: Chụp X – quang tuyến vú, siêu âm, chụp MRI, sinh thiết – tế bào học…
– Chụp X – quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) là 1 xét nghiệm ung thư vú đã có từ lâu và được sử dụng thường xuyên trong việc xét nghiệm ung thư vú.
– Bác sĩ sử dụng các chùm tia X (chuyên biệt chụp mô tuyến vú có cường độ thấp và bước sóng dài hơn) chiếu xuyên qua vú để ghi lại hình ảnh của tuyến vú lên phim. Thời gian chụp X – quang tuy nhanh nhưng có thể quá trình chụp bắt buộc sẽ chèn ép vào vùng mô vú để chụp hình ảnh toàn diện của mô vú nên có thể sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
– Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành chụp X – quang định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh ung thư vú.
– Không chụp nhũ ảnh trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt, do nồng độ hormone nội tiết tố nữ tăng cao khiến tuyến vú căng tức hơn bình thường. Nếu chụp vào thời điểm này không chỉ gây ra nhầm lẫn các tổn thương trên phim mà còn tăng cảm giác khó chịu cho người chụp. Thời điểm tốt nhất chụp X quang tuyến vú là 1 tuần sau khi bạn đã sạch kinh.
– Nhược điểm: Chụp X – quang tuyến vú khó phát hiện khối u vú ác tính ở phụ nữ trẻ do mô vú ở độ tuổi này khá dày đặc.
Siêu âm vú là phương pháp xét nghiệm ung thư vú bằng cách dùng các sóng siêu âm (sóng âm có tần số cao) để phát hiện những bất thường ở vú hoặc xung quanh bầu ngực. Bằng những hình ảnh tái hiện những bất thường của vú, siêu âm vú cho thấy những thương tổn nằm sâu trong mô vú mà không thể phát hiện được nếu người bệnh chỉ thăm khám lâm sàng thông thường: giúp phân biệt giữa u nang (túi chứa đầy dịch lỏng) và các khối rắn, tìm kiếm các hạch bạch huyết có kích thước lớn, xác định được kích thước, mức độ tổn thương của các khối ung bướu trên vú.
– Tầm soát, xét nghiệm ung thư vú nhanh chóng, tiện lợi, cho kết quả ngay.
– Có thể siêu âm vú nhiều lần, lại không độc hại.
– Có thể siêu âm được với phụ nữ mang thai, bé gái đang dậy thì, người có tuyến vú to, dày.
– Cảm thấy dễ chịu hơn chụp X – quang, không đau.
– Phát hiện được tổn thương có đường kính dưới 5mm.
– Có giá trị phát hiện giai đoạn đầu ung thư vú.
– Bị phụ thuộc vào người thực hiện siêu âm với nhiều năm kinh nghiệm và khả năng đọc tổn thương của người đó nên việc tầm soát, xét nghiệm ung thư vú thông qua siêu âm cần được tiến hành ở các cơ sở y tế, bệnh viện tin cậy.
– Chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện ung thư và một số bất thường khác ở tuyến vú có độ chính xác cao. Hình ảnh sẽ được hiển thị trên máy tính để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.
– Chụp cộng hưởng từ MRI cho hình ảnh có chất lượng cao và độ phân giải tốt, giúp bác sĩ đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác, dùng cho những phụ nữ có mô vú dày đặc hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư vú vì chụp MRI có thể phát hiện các khối u rất sớm. Nhược điểm của phương pháp chụp MRI tuyến vú là hay cho kết quả dương tính giả nhưng lại không phải là ung thư vú.
Tầm soát xét nghiệm ung thư vú để phát hiện ra mang gen như BRCA1 và BRCA2 là đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán sớm, đánh giá đúng nguy cơ của bệnh ung thư vú.
– Bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu mô rất nhỏ từ vú để kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh ung thư vú.
– Sinh thiết vú dùng sau khi chụp X quang, siêu âm mà vẫn chưa xác định được bệnh.
– Bác sĩ sử dụng một chiếc kim ngắn, nhỏ hơn kim lấy máu để lấy tế bào của khối u vùng vú, da, tuyến giáp, hạch và tuyến nước bọt… phân tích dưới kính hiển vi để phát hiện ung thư.
– Phương pháp xét nghiệm ung thư vú này có tính chuẩn xác thấp.
Sau khi thực hiện 6 phương pháp xét nghiệm ung thư vú phổ biến và cần thiết này, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh. Ung thư vú sẽ được đánh giá theo các giai đoạn để lựa chọn phương pháp điều trị
Đăng ký tầm soát ung thư vú tại eDoctor ngay
Nguồn: antican.vn