Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này.
Sau đây là 5 nguyên nhân thúc đẩy nhanh quá trình loãng xương diễn ra ở cơ thể bạn
- Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D dẫn đến xương khớp bị thoái hóa.
- Hormon sinh dục nữ giảm: Phụ nữ sau khi mãn kinh, hormon sinh dục nữ giảm dẫn đến tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu.
- Hormon cận giáp: Do không cung cấp đủ canxi nên cơ thể không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu. Khi đó, hormon cận giáp tiết ra để duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị loãng.
- Dinh dưỡng thiếu: Không cung cấp đủ canxi, photpho, magie, albumin dạng keo, axit amin, và thiếu các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây loãng xương.
- Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch kém cũng góp phần gây ra loãng xương.
DẤU HIỆU LOÃNG XƯƠNG
Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
Cảm giác đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
Vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể sẽ có cảm giác đau thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ giảm đi khi nằm nghỉ.
Cơn đau xuất hiện ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Vì vậy, người loãng xương sẽ bị giảm vận động, các tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người sẽ khó khăn khi thực hiện.
Đối với những người lớn tuổi, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp…
CÁC NGĂN NGỪA LOÃNG XƯƠNG
- Chế độ ăn uống cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để hạn chế bệnh loãng xương
- Ăn ít thực phẩm chứa nhiều chất đạm và giảm muối trong khẩu phần ăn: Các thực phẩm này nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng đào thải canxi đường có trong nước tiểu.
- Bổ sung chất khoáng: Để ngăn ngừa loãng xương, bạn nên uống sữa, ăn nhiều rau và trái cây để góp phần làm tăng vitamin và chất khoáng, giúp hệ xương khớp được khoẻ mạnh hơn.
- Thực phẩm giàu Vitamin D và magie: Bổ sung thực phẩm cá trích, cá mòi, cá hồi để tăng cường quá trình hấp thu canxi. Bên cạnh đó, bạn còn cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa magie như: lá xanh, quả hạnh, các loại hạt và đậu vì magie đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, giúp xương xương chắc khỏe hơn.