Nhiều người thường hay ăn cả vỏ và phần thịt của trái cây và rau củ vì nghĩ rằng chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên những loại quả kể dưới đây có thể chứa độc tố gây ngộ độc, nếu ăn trong thời gian dài cơ thể sẽ dễ mắc bệnh.
Các loại củ quả vốn rất tốt cho cơ thể vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể con người cần, đặc biệt củ quả lại là loại thức ăn dễ tiêu hóa. và gần như những chất dinh dưỡng trong củ quả cơ thể đều hấp thụ trọn vẹn từ những loại vitamin đến chất xơ. Đó cũng là lý do nhiều người tưởng rằng ăn cả vỏ của củ, quả cũng sẽ rất tốt vì vẫn còn chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Đặc biệt là 3 loại củ sau đây cần phải loại bỏ vỏ khi ăn hoặc chế biến.
Vỏ khoai tây.
Vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, chất này khi ăn vào rồi tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc. Do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh sẽ càng độc hại hơn, khi đó lượng chất độc được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn. Mặc dù việc gọt vỏ khoai có chút rắc rối nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn vẫn nên làm công việc này khi tiêu thụ khoai tây.
Vỏ khoai lang:
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!
Do đó, đừng vì tiếc mà ăn cả vỏ, hoặc khi phát hiện khoai đốm thì nên bỏ đừng ăn nữa nhé.
Vỏ quả hồng:
Khi quả hồng còn xanh acid tannic sẽ tập trung ở phần thịt quả, nhưng khi chín phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Chất xơ trong quả hồng chín chứa nhiều gấp 2 lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxy hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời cho cơ thể. Thế nên, khi ăn hồng chúng ta cần lưu ý, loại bỏ hẳn vỏ tránh để chất độc trong hồng triệt tiêu các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhé.
Nguồn: Tổng hợp.