Ngồi nhiều và lười vận động sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, hãy thường xuyên đứng lên đi lại hoặc di chuyển trong quá trình ngồi làm việc để cải thiện các ảnh hưởng do ngồi nhiều gây nên.
Theo bác sĩ James Levine, giám đốc Sáng kiến Giải pháp Béo phì tại bang Arizona, Hoa Kỳ cho biết ngồi nguy hiểm hơn hút thuốc, giết chết nhiều người hơn HIV. Đây cũng là thói quen xấu của nhiều người Việt Nam mắc phải mà không lường hết được hậu quả:
Các nhà khoa học nhận thấy, khi thực hiện nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người lái xe quá cảnh - những người hầu như ngồi cả ngày trên xe và nhóm thứ hai gồm những người dẫn đường hoặc lính canh - những người luôn luôn đứng hoặc di chuyển. Mặc dù chế độ ăn uống và thói quen cuộc sống của hai nhóm nghiên cứu này là như nhau, nhưng những người ngồi nhiều có khả năng mắc bệnh tim cao gấp đôi so với người di chuyển hoặc đứng.
Những người ngồi quá nhiều có khả năng chết sớm hơn vì bất kỳ nguyên nhân gì trong một khoảng thời gian dài. Chỉ có luyện tập hàng ngày mới có thể cải thiện được tình trạng sức khoẻ này.
Nếu ngồi quá nhiều trong một thời gian dài khiến cho não có thể trông giống như người mắc chứng mất trí nhớ.
Ngồi nhiều cũng làm tăng nguy có mắc các bệnh như tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp và cholesterol cao. Di chuyển thường xuyên trong ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc tất các cả các vấn đề về sức khỏe.
Nếu ngồi cả ngày thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có khả năng sẽ tăng cao. Bởi vì cơ thể đốt cháy quá ít calo. Mặc dù chưa được chứng minh một cách rõ ràng, nhưng các bác sĩ cho rằng việc ngồi nhiều có thể thay đổi các cơ thể phản ứng với insulin, hormone giúp đốt cháy đường để lấy năng lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngồi xem tivi nhiều hoặc lướt web hàng giờ có thể dẫn đến khả năng thừa cân hoặc béo phì. Nếu tập thể dục mỗi ngày thì sẽ tốt hơn nhưng thời gian ngồi quá nhiều trước màn hình sẽ làm cho việc tập thể dục không có tác dụng.
Nguyên nhân có thể là do thường xuyên ở một mình và tham gia các hoạt động thông qua màn hình. Ảnh hưởng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra những lo lắng đột biến. Thêm vào đó, thời gian ở một mình quá nhiều sẽ làm cho bạn bè và người thân dần rời xa, và nó cũng gây nên những sự lo lắng không đáng có.
Tư thế ngồi đặt áp lực rất lớn lên cơ lưng, cổ và cột sống. Nó thậm chí còn tệ hơn khi trượt thõng vai xuống. Hãy tìm một chiếc ghế làm việc có chiều cao phù hợp và hỗ trợ lưng ở những vị trí thích hợp.
Luôn luôn ghi nhớ rằng dù có ngồi thoải mái như thế nào thì hãy nên đứng dậy và di chuyển xung quanh nơi làm việc từ 1-2 phút trong mỗi nửa giờ làm việc để giữ cho cột sống được thẳng.
Ngồi quá lâu khiến cho máu chảy về chân bị giới hạn. Điều này gây thêm áp lực trong tĩnh mạch dẫn đến dấu hiệu sưng, xoắn hoặc phình - gọi là giãn tĩnh mạch. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là tĩnh mạch mạng nhện, bó mạch máu bị vỡ gần đó. Tuy nhiên, điều đó không gây nên sự lo lắng cho mọi người, nhưng nó lại có thể gây ra những cơn đau. Khi có những dấu hiệu này cần được tư vấn bởi bác sĩ để có lựa chọn điều trị phù hợp.
Những người lớn tuổi không hoạt động có thể bị loãng xương (xương yếu) và dần dần sẽ không thể thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống hàng ngày như tắm hoặc đi vệ sinh.
Ngồi lâu có thể dễ bị ung thư kết tràng, nội mạc tử cung hoặc phổi. Càng ngồi nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Phụ nữ lớn tuổi cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nếu ngồi trong thời gian dài mà không có di chuyển.
Ngồi lâu có vẻ giúp cơ thể thư giãn nhưng thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Hàng ngày, dân văn phòng nên lưu ý:
Luôn dành thời gian để đứng lên, đi lại như đi rót nước, mỗi lần rót nước là cơ hội để đi lại, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ ở văn phòng vào buổi chiều, bạn cũng có thể đi dạo hoặc rửa mặt trong phòng tắm. Tốt nhất là thực hiện hoạt động đứng lên sau mỗi 1 giờ.
Nâng chân đơn: Ngồi trên ghế nâng một chân lên và nâng cao song song với mặt đất. Mỗi động tác giữ 6-10 giây, hành động này có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch do ngồi trong thời gian dài...
Nhân viên văn phòng không nên ngủ ngay trong giờ nghỉ trưa, sau khi ăn trưa là thời điểm tốt nhất để đứng dậy và đi lại. Tốt nhất là bạn nên đi bộ ít nhất 10 phút trước khi quay lại văn phòng để nghỉ ngơi.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp khác để cải thiện tình trạng này như đi cầu thang bộ, nghỉ trưa, sử dụng ghế tựa lưng phù hợp với dáng người, hoặc có thể sử dụng bàn đứng làm việc.
Nguồn: vinmec.com
Tải ngay ứng dụng eDoctor để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.