eDoctor
Câu hỏi:
Bs ơi cho e hỏi e cứ hay bị nấc cụt.. uống nước được một chút hết rồi lại bị lại.. Giờ e phải làm sao ạ.. Mong được bs tư vấn sớm. Cảm ơn bs.
Trả lời:
Chào bạn, Nấc cụt kéo dài và gắn với một vài triệu chứng về tiêu hóa, phổi đang tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm. Hiện tượng nấc cụt xuất hiện do nguyên nhân cơ hoành của chúng ta co thắt. Thông thường, nấc cụt xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn rồi sẽ tự mất đi. Chúng ta có thể hạn chế tình trạng này bằng cách nhai kỹ khi ăn, ăn uống chậm rãi thì nấc cụt sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, nếu trong nhiều ngày liên tiếp bạn bị nấc cụt và mỗi lần nấc kéo dài hơn so với thông thường thì bạn cần cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của một số căn bệnh mà chúng ta không ngờ tới. Sau đây là một vài căn bệnh tiềm ẩn đằng sau hiện tượng nấc cụt kèm theo một vài triệu chứng. Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu này, cần đến ngay các cơ sở y tế để chuẩn đoán bệnh ngay lập tức: Viêm dạ dày/ruột Nấc cụt kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau quặn bụng và bị sốt, bạn có thể đã bị nhiễm trùng tiêu hóa do viêm dạ dày hoặc ruột. Rối loạn tiêu hóa Nấc nhiều kèm theo hiện tượng trướng dạ dày, khó chịu vùng thượng vị và quanh rốn, bụng căng phồng, phân lỏng là những biểu hiện của bênh rối loạn tiêu hóa khi lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể không tiêu hóa được. Trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống như: không uống đồ uống có gas, nước ngọt, ăn nhiều rau và giảm các đồ ăn chiên, rán. Suy thận Nấc dài và liên tục cũng là một biểu hiện của bệnh suy thận do thận mất khả năng lọc và thải nước tiểu một cách phù hợp. Khi suy thận tiến triển, trên cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như: phù mặt và hai chân, da tái xanh vì thiếu máu,… Ung thư phổi Những tế bào ung thư phát triển trong phổi có thể gây ra hiện tượng nấc cụt liên tục kèm theo ho, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực. Những người hút thuốc lá nếu gặp tình trạng này nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị. tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa và kiểm tra, nếu tình trạng này vẫn kéo dài. chào thân ái
Tags:Tiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play