eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Con em năm nay 3 tuổi . 1 ngày cháu đi đại tiện khoảng 4 lần vậy có sao không à . có thể cho cháu uống thuốc gì không à
Trả lời:
Chào bạn Việc đi ngoài nhiều có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào số lần đi trong ngày và tình trạng phân của trẻ. Trong thư bạn tuy có nói bé đi ngoài khoảng 4 lần/ngày nhưng lại thiếu thông tin về tình trạng phân của bé (rắn, lỏng, đóng khuôn, nước...) để có thể chẩn đoán đó là bình thường hay bé bị tiêu chảy. Nếu bé đi ngoài nhiều lần nhưng phân mềm, không nhiều nước, không lẫn bọt hoặc có màu nâu, màu hồng. Bé vẫn chơi và ăn ngủ tốt, phát triển tốt, không sốt, không có dấu hiệu mất nước thì bạn cũng không phải lo lắng nhiều. Có thể do bé ăn nhiều quá hoặc có phản xạ đào thải chất cặn bã ra ngoài ngay sau khi ăn. Bạn nên tập cho bé có thói quen vệ sinh vào một giờ nhất định (buổi sáng; sau khi ăn 15 phút; trước khi tắm...) để bé có được phản xạ đi vệ sinh vào một giờ nhất định. Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng hơn bình thường, thì có thể bé bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy và thay đổi tình trạng phân. Nếu lúc đầu bé đi phân cứng mà sau đi phân lỏng và có dịch màu hồng có thể bé đi ngoài phân sống do rối loạn tiêu hóa. Như vậy bạn cần xem lại các thức ăn của bé những ngày trước. Có trường hợp trẻ ăn nhiều dưa hấu cũng có thể đi ngoài phân có màu hồng. Nhưng sau một vài lần đi ngoài sẽ hết. Nếu trước đó bé thường xuyên đi ngoài phân cứng thì có khả năng phân cứng gây ra nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Máu ra ngoài theo phân nên có khả năng gây ra dịch màu hồng. Nếu đi phân lỏng kèm theo phân có lẫn máu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi có thể bé bị nhiễm khuẩn vi khuẩn đường ruột như salmolenna, shigella, staphylococcus, campylobacter hoặc E.coli. Trong trường hợp này bé sẽ có thêm các biểu hiện khác đi kèm như sốt, nôn, đau bụng, mót rặn… Vì bạn mô tả chưa rõ các biểu hiện khác của bé nên việc cần làm hiện nay là bạn cần theo dõi số lần đi ngoài, tính chất phân và các biểu hiện khác đi kèm như sốt, nôn, đau bụng… Đồng thời phòng mất nước nếu bé đi ngoài phân lỏng nhiều bằng cách cho bé uống oresol. Bên cạnh đó, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé vì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Cho bé ăn thức ăn mềm, nấu chín và dễ tiêu hóa. Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ khi có các biểu hiện như bé bị đi ngoài phân lỏng kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm; Phân bé có máu màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi; Sốt, nôn và đau bụng. Chúc bé hay ăn chóng lớn
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play