Câu hỏi:
Thưa bác sĩ trẻ bị vậy có phải lác mắt hình bên dưới . Cám ơn bs
Trả lời:
Chào bạn!
Lác mắt hay lé mắt là trường hợp hai đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường, thông thường là một trong hai mắt bị lệch đi so với mắt kia. Mắt bị lệch có thể hướng về phía trong (lé trong) hoặc phía ngoài (lé ngoài). Một số trường hợp ít gặp hơn, mắt bị lệch có thể hướng lên phía trên hoặc về phía dưới. Lác mắt là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện ở trẻ em vì sự kiểm soát các cơ mắt còn rất yếu và cơ chế tạo sự thẳng hàng của hai mắt chưa phát triển. Nếu lác mắt tiếp tục kéo dài sau khi trẻ được 4 tháng tuổi, có thể cần phải có sự lưu ý. Tình trạng lác mắt của trẻ đã lớn là do sự phát triển bất thường của cơ chế tạo sự thẳng hàng cho hai mắt, nhưng cũng có thể là hậu quả của chứng viễn thị, do mắt phải tăng điều tiết nên một trong hai mắt có khuynh hướng lệch vào trong. Lác mắt ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu của các bệnh ở não, do dây thần kinh kiểm soát các cơ ở mắt hoặc do sự bất thường của chính các cơ này
Chẩn đoán
Chẩn đoán loại trừ các trường hợp mí mắt khác thường (chẳng hạn như có nếp gấp thừa) tạo cảm giác như mắt bị lệch.
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Bảo trẻ nhìn cố định vào một món đồ chơi nhỏ, sau đó dùng một vật cản để che đi một mắt của trẻ trong khi quan sát kỹ mắt còn lại. Nếu trẻ bị lác mắt, đồng tử trong mắt sẽ phải chuyển động ngay khi mắt kia bị che, vì tiêu điểm mắt cần được điều chỉnh.
Bạn nên cho bé đi khám bs chuyên khoa mắt để bs kiểm tra cho bé bạn nhé.
Thân chào bạn!
Tags:MắtNhi Khoa