eDoctor
Câu hỏi:
Em bị rạn da ở phần lưng, mông, đầu gối và hai khuỷu tay từ 5 năm trước. Cho em hỏi bác sỹ nguyên nhân và bệnh này có ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào ạ?
Trả lời:
Chào bạn! Có thể lý giải hiện tượng rạn da như sau: khi vào độ tuổi dậy thì, hoặc tình trạng tăng cân nhanh quá mức ở một số người, các tổ chức dưới da phát triển quá mạnh (mô cơ, mô mỡ,..), trong khi da bao phủ vùng đó chưa kịp phát triển và dãn tương xứng, dẫn tới các mô liên kết bị phá vỡ và hình thành các vết rạn. Hiện tượng rạn da có thể gặp ở cả hai giới nhưng thường gặp ở nữ giới hơn do có làn da 'mỏng manh' hơn. Để giảm hiện tượng rạn da trước hết, việc kiểm soát cân nặng được ưu tiên vì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới rạn da. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: nhiều vitamin A, C, E, khoáng chất với việc tăng cường rau xanh, nước trái cây, cần uống đủ nước để tránh khô da. Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ tập luyện đều đặn, tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp da săn chắc. Ngoài ra, nên lưu ý tới các yếu tố khác như: quần áo quá chật gây cọ sát, giảm thông thoáng của bề mặt da khiến da thêm tổn thương, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Còn với việc điều trị các vết rạn da, điều cần lưu ý là bạn không nên tự xử lý các vết rạn vì có thể gây biến chứng và làm trầm trọng thêm rạn da. Nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu hoặc cơ sở thẩm mỹ tin cậy để nhận biện pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, ngoài một số thuốc bôi giúp giảm rạn da, còn có các biện pháp như sử dụng sóng cao tần, laser, phẫu thuật... Chúc bạn sớm khắc phục được tình trạng này!
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play