eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ, mỗi bộ phận trên cơ thể sẽ có những thực phẩm bổ sung riêng, cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho các bộ phận đó. Vậy từng bộ phận nên bổ sung thực phẩm quen thuộc gì để có thể tăng cường sức khỏe ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào em, bác sĩ xin trả lời câu hỏi của em như sau: 1. Để tốt cho sức khỏe, nguyên tắc chung là làm việc điều độ, ngủ đủ giấc và dùng thực phẩm sạch, trong đó trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe. 2. Mỗi thực phẩm chúng ta ăn đều ít nhiều có lợi cho cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và vi lượng; mỗi cơ quan có chức năng khác nhau nên có những thực phẩm tùy dược tính sẽ tác động tới cơ quan đó nhiều hơn so với cơ quan khác. Ví dụ như sau:  -  Củ mài ăn nhiều thì ích khí bổ âm, uống lâu thì tỏ tai, sáng mắt, cứng gân, nhẹ mình, không đói, sống lâu - Gạo nếp: Vị ngọt ấm, bổ phế, khiến dịch vị nhiều. Cơm nếp làm nóng nội thân, nhiều nhiệt, đại cứng. Chất dinh dưỡng tích trong máu, bổ khí. Với người suy nhược tỳ vị, táo bón mạn, trẻ em, người già, không nên ăn gạo nếp - Ý dĩ nhân: Vị ngọt bình. Làm tỳ mạnh, dạ dày khoẻ, bổ phế trị gan, thanh nhiệt, chống cảm gió, sát trùng, trị thấp, gân co rút, phù nước, ho ra máu, bài tiết rối loạn. Có thể nấu canh uống, có thể thổi như cơm để ăn, nấu cháo... - Đậu đen: Vị ngọt bình. Bổ tỳ, thận, dẫn nước, điều hoà dinh dưỡng, trừ gió độc, giải nhiều loại độc. Đậu có 5 màu, đều bổ cho 5 tạng. Duy có đậu đen thuộc thuỷ, tính hàn, rất hợp cho thận, trị được đầy bụng, chế ngự nóng, gió, hoạt huyết, giải độc - Đậu phụ: Vị ngọt mát, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh nước bọt, giải độc, bổ trong, làm ruột thảnh thơi - Đậu xanh: Vị ngọt mát. Nấu ăn có tác dụng làm trong mật, bổ dạ dày, giải nóng, tiêu khát, làm da dẻ tươi sáng, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu tiện, dứt tả lỵ. Đậu xanh lấy hạt ủ lên mầm, gọi là giá đỗ, làm món rau, vị rất ngon mát. Nghiền tươi lấy nước uống, sẽ hoá giải tất cả mọi loại thuốc thảo mộc kim thạch, mọi chất độc từ thịt bò, ngựa. Vỏ đậu xanh làm thuốc, giải phong nhiệt, trị tật mắt, tiêu sưng chướng. Bột đậu xanh làm bánh, ăn vào giải táo nhiệt tích tụ, giải được các loại độc về rượu và thức ăn - Ngó sen: Tính lạnh, chủ trị bổ trung tiêu, dưỡng thần, làm khí lực dồi dào, tiêu trừ mọi bệnh. Ăn lâu dài, thân thể nhẹ nhàng, chịu được lạnh, không đói, thọ lâu Ăn sống thì chủ trị sau khi rối loạn mắc chứng suy nhược, phiền muộn, ăn không được. Ăn lâu dài khiến cơ bắp phổng phao, nhân tâm sảng khoái Người sau sinh nở phải kiêng ăn những thực phẩm sống lạnh, chỉ có ngó sen là không cùng loại này, cho nên có thể làm tan máu tụ Nấu lên rồi ăn rất bổ cho 5 tạng, làm vững hạ tiêu ,khiến đường ruột và dạ dày nở nang, khí lực dồi dào. - Củ cải: Hạ khí nhanh chóng, tiêu hoá ngũ cốc, điều hoà nội thân, trừ viêm, làm người béo khoẻ. Củ cải rất có lợi cho 5 tạng, làm thân thể nhẹ nhàng, da dẻ trắng mịn. Lại có thể dứt cơn ho, trị chứng phế hư đến khạc ra máu, khiến nội thân ấm áp, bổ hư khuyết. Nấu cùng thịt dê, cá bạc trị được chứng lao lực ho hen; nấu cùng thịt lợn, rất bổ.Uống nước cốt  trị thổ huyết - Gừng  tươi: Trừ hàn tà, nấu chín trừ được khí lạnh trong dạ dày, kiêng ăn nhiều do hại mắt.Gừng  làm mạnh tỳ ấm thận, hoạt huyết ích khí Dùng lâu năm sắc mặt mịn màng, ánh mắt sáng láng - Ăn cháo: Cháo rất có lợi ích cho cơ thể, tuổi già càng thích hợp,đói là ăn, thân thể sẽ khoẻ mạnh .Cháo nên ăn lúc đói hoặc là ăn bữa khuya. Nhưng không nên ăn gì khác sau khi ăn cháo. Ăn cháo nóng để ra mồ hôi sẽ thông huyết mạch Cháo nếp, ngọt ấm, bổ phế khí, trị tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn ói Cháo kê vị mặn hơi lạnh, dưỡng thận khí giải nhiệt ở tỳ vị, ngừng đi lỵ, bớt bệnh tiêu khát. Lạnh dạ không nên ăn, ăn kê với Hạnh nhân thì thổ tả - Cháo hạt sen: Bổ trong, dưỡng thân, ích tỳ, vững tinh, trừ trăm bệnh. Bỏ vỏ và tâm, dùng hạt sen tươi nấu cháo càng tốt - Cháo ngó sen: Trị nhiệt khát, tiêu thực, tan máu lưu, ăn lâu dài làm cơ thể dễ chịu. - Cháo Gừng : Ấm trong thân, tránh khí xấu. Gừng  giã lấy nước nấu cháo, trị chứng nôn mửa, tiêu tán phong hàn, thông nhuận tinh thần, hiệu quả cực cao - Cháo đậu xanh: Trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc nóng,lợi tiểu tiện, làm đường ruột, dạ dày vững chắc, thanh nhiệt, hạ khí - Cháo đậu đỏ: Tiêu phù nước, cước khí , lợi tiểu tiện, tránh độc tà - Cháo đậu tương: Nhuận phế, tiêu đầy chướng, giải khí độc trong đại tràng, lợi tiểu tiện Và rất nhiều thực phẩm tùy loại mà có công năng tác dụng khác nhau 3. Thực phẩm tác động tới các các cơ quan như: - Tim mạch: Thực vật, trái cây nói chung, đậu đen, cá hồi, quả óc chó, đậu phụ, khoai lang, cam, sữa chua, quả việt quất, anh đào…. - Gan: Atiso, tỏi, quả mọng như việt quất, quả mâm xôi, nho, bưởi, trái cây nói chung - Thận: Súp lơ, tỏi, nho, bắp cải, thịt gà, hành tây, củ cải, hạt macca, dứa, việt quất…. Do vậy nói chung thực vật và trái cây đều có lợi cho cơ thể; chúng ta nên ăn đa dạng và thay đổi theo mùa; tùy bệnh lý mà vận dụng cho phù hợp, không nên vì muốn tốt cho 1 cơ quan nào đó mà chỉ dùng thực phẩm có lợi cho cơ quan đó bởi như vậy sẽ gây thừa chất dinh dưỡng này nhưng thiếu chất khác (ví dụ ăn bí đỏ, cà rốt nhiều sẽ gây vàng da do ngộ độc betacaroten; ăn nhiều tiêu ớt sẽ gây viêm dạ dày…) Em có thể tham khảo bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất hoặc tham khảo sách như Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; Hoa quả Việt Nam, vị thuốc chữa bệnh; rau củ quả chữa bệnh……….. Hi vọng câu trả lời trên hữu ích. Chúc em luôn mạnh khỏe và bình an. Nếu có bất kì thắc mắc gì về sức khỏe em có thể đặt câu hỏi, chat/gọi video trên app Dai-ichi connect để được tư vấn. Trân trọng câu hỏi của em.
Tags:Nội TiếtY Học Cổ TruyềnNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play