eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Mày đay

Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng, đặc trưng là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước to nhỏ khác nhau. Nguyên nhân của mày đay thường là do cảm lạnh, dị ứng, hoặc căng thẳng.

TRIỆU CHỨNG

Da bị đỏ, ngứa; Nổi mẩn trên da; Những sẩn mảng đỏ phù nề.

CHẤN ĐOÁN VÀ XÉT NGHIỆM:

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Thử nghiệm dị ứng và / hoặc sinh thiết da có thể được chỉ định cho những trường hợp nặng hoặc để xác định nguyên nhân gây mày đay.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bao gồm: loại bỏ các chất gây kích ứng, tránh các chất kích thích và làm sạch da. Thuốc kháng histamin thường được đề nghị; epinephrine (Epi-Pen) có thể được khuyến khích cho các phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Tổng quan

Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết.

Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mạn tính

  • Cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
  • Mạn tính: Kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân.

Mày đay thường không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân

Mày đay thông thường

  • Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.
  • Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm sốt, đau khớp, nổi hạch...
  • Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X-quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v...
  • Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ...
  • Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc...
  • Nhiễm virus (viêm gan siêu vi B, C).
  • Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục).
  • Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim).
  • Nấm (candida ở da, nội tạng).

Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học)

Mày đay vật lý

  • Da vẽ nổi.
  • Mày đay do vận động xúc cảm.
  • Mày đay do chèn ép, chấn động.
  • Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời.

Mày đay hệ thống

  • Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...).
  • Viêm mạch.
  • Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).
  • Bệnh ung thư.

Mày đay do di truyền

Mày đay tự phát (vô căn).

Nguyên nhân khác
  • Triệu chứng mày đay khá điển hình. Tổn thương biểu hiện thành từng vết sẩn có đường kính 1-2 cm hoặc thành đám sẩn to, hình dáng bất kỳ, tròn hoặc vằn vèo, ranh giới rõ, gồ lên mặt da, màu đỏ, nắn cộm.
  • Bệnh nhân ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, tổn thương mọng lên, nổi thêm nhiều đám khác. Vài giờ, vài ngày sau các sẩn có thể lặn, không để lại di chứng trên da, nhưng bệnh có xu hướng tái phát, rất thất thường, do nhiều yếu tố.
  • Đợt nổi đầu tiên gọi là mày đay cấp; những đợt sau đó 4-8 tuần gọi là mày đay tái phát, mạn tính.
  • Đa số trường hợp mày đay là lành tính, chỉ gây ngứa ở mức độ khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều đến trạng thái tâm thần kinh, làm bệnh nhân khó chịu, bực bội.
  • Có trường hợp (rất hiếm gặp) mày đay cấp diễn biến theo kiểu sốc phản vệ, gây tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, có khi dẫn tới tụt huyết áp, trụy tim mạch, đe dọa tính mạng, phải cấp cứu tích cực mới qua khỏi.
  • Phù Quinck (một thể mày đay đặc biệt ở mặt, làm cả một vùng mặt sưng vù, cộm cứng, ngứa vừa phải), có thể gây phù nề thanh quản, khó thở. Nếu không kịp thời xử trí, chứng này có thể dẫn tới tử vong do suy hô hấp.
Phòng ngừa

Hằng ngày nên hạnchế rượu, thuốc lá, cà phê, muối vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của thần kinhtrung ương và ngoại vi, tăng ngứa. Giữ tinh thần thoải mái, tránh quálo lắng bi quan vì bệnh. Hạn chế gãi để không gây thêm tổn thương trên da.Người bị mày đay do lạnh nên hết sức thận trọng khi đi tắm sông, tắm biển, đềphòng bị chuột rút rất nguy hiểm.

Điều trị

Trong cơn cấp:

  • Ăn nhẹ, giảm muối.
  • Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.
  • Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoide ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
  • Hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như:
    • Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên/ ngày.
    • Cetirizine (zyrtec) 10mg x 1 viên/ ngày.
    • Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên/ ngày.
    • Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên/ ngày.
    • Thuốc corticoide (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản; một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường; không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát.

Đối với mày đay mạn tính:

Vì thường liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.