Thông thường, ung thư buồng trứng sẽ có những biểu hiện như: Đau lưng, đau bụng dưới hoặc vùng chậu, mệt mỏi quá mức, chu kì kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ, đầy hơi chướng bụng, buồn nôn và nôn hay táo bón thường xuyên…
Sau khi mãn kinh, phụ nữ có nhiều nguy cơ ung thư buồng trứng hơn cả. Có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể thực sự khiến bạn mắc căn bệnh này. Di truyền học, lịch sử y tế cá nhân, lịch sử sinh sản, tuổi tác, dân tộc, chế độ ăn uống và kích thước cơ thể là một trong những yếu tố quyết định nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng.
Lịch sử gia đình
Những phụ nữ có họ hàng bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với những người phụ nữ khác.
Tuổi tác
Phần lớn các trường hợp ung thư buồng trứng xảy ra ở phụ nữ trên 65 tuổi.
Những phụ nữ có họ hàng bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với những người phụ nữ khác. (Ảnh minh họa)
Béo phì
Béo phì thừa cân chính là nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng. Người càng béo phì càng có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn người khác.
Đột biến di truyền kế thừa
Các đột biến trong gen cũng như các gen liên quan đến các hội chứng ung thư gia đình khác sẽ khiến bạn càng có nguy cơ mắc bệnh về buồng trứng cao hơn.
Sư thay đổi di truyền
Hầu hết các đột biến DNA liên quan đến ung thư buồng trứng đều do di truyền. Nếu gia đình có người bị ung thư buồng trứng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.
Nguồn: Tổng hợp