Việc ăn uống như thế nào cũng góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh cũng như hồi phục sức khỏe sau bệnh cho trẻ. Vì thế nếu cha mẹ quan tâm, hãy chăm chút hơn cho từng bữa ăn của trẻ. Chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp tại nhà
Bé sốt: Tát cả các thuốc hạ sốt hiện nay trên thị trường đều có hoạt chất chung là paracetamol, thuốc này chỉ nên sử dụng khi bé sốt từ 38oC trở lên, còn nếu sốt nhẹ hơn thì chỉ cần cho bé uống nhiều nước và cởi bớt quần áo của bé ra, cho bé mặc đồ mỏng, nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió, liều dùng của paracetamol từ 10 – 15mg1kg cân nặng của bé (ví dụ: bé nặng 10kg có thể uống 1 lần từ 100 – 150mg paracetamol khi bị sốt). Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt rồi mà bé vẫn sốt cao, thì nên cho bé tắm nước ấm (làm ướt cả đầu) để hạ nhiệt nhanh, tránh tình trạng co giật do sốt cao. Lưu ý không dùng nước lạnh lau người hay chườm đá để hạ sốt.
Bé sổ mũi: Xịt nước muối và lau mũi cho bé bằng khăn mềm, khô (tốt nhất là dùng khăn giấy mềm), vì như thế bé sẽ mau hết sổ mũi, lại không bị đau mũi, đỏ mũi do lau mũi quá nhiều. Giữ ấm cơ thể cũng là một biện pháp hay giúp bé mau hết sổ mũi, nhưng nếu là mùa hè, thời tiết nóng bức, thì lưu ý không để bé mặc áo quần quá dày, sẽ gây cảm giác khó chịu, bí bích, ngược lại chỉ cần tránh cho bé nằm ngay luồng quạt máy, luồng gió máy lạnh đang phà ra. Nhiệt độ phòng có thể chấp nhận được là trên hoặc bằng 25 độ C. Bé nghẹt mũi: Bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) ở các tiệm thuốc về nhỏ mũi cho trẻ để làm loãng mũ, sau đó hút sạch và ngoáy khô mũi bằng tăm bông khô, sạch.
Bé ho: Ho trong viêm đường hô hấp có thể xuất phát từ tình trạng tăng tiết đàm nhớt, tăng xuất tiết, hoặc do co thắt các cơ đường hô hấp. Vì thế, tùy thuộc vào cơ chế gây ho mà bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng thuốc giảm ho nào cho bé. Dù vậy, ho khởi phát từ bất kỳ cơ chế nào thì việc uống nhiều nước và vỗ lưng thường xuyên cho bé cũng có ý nghĩa quan trọng, hành động này giúp loãng đàm, long đàm, giảm ho cho bé. Bé ói: Ói có thể do đặc đàm, cũng có thể do bệnh nặng hơn. Do đó, nếu đang điều trị bệnh mà thấy bé ói nhiều, nên cho bé tái khám để xem nguyên nhân là do đàm quá đặc gây ói hay do bệnh đang tiến triển nặng hơn.
Bé biếng ăn: Lười ăn khi mắc bệnh viêm đường hô hấp có thể từnhiều nguyên nhân: ở giai đoạn ủ bệnh, bé có thể đã có tình trạng mệt mỏi biếng ăn. Khi bị bệnh, biếng ăn xảy ra do bé bị đau họng, nghẹt mũi hoặc do sử dụng kháng sinh dài ngày làm rối loạn hệ khuẩn ruột. Các nguyên tắc về chăm sóc dinh dưỡng Chuẩn bị cho bé ăn Làm sạch mũi bằng cách hút sạch mũi cho bé, rồi ngoáy cho khô mũi bằng tăm bông một cách nhẹ nhàng, động tác này giúp mũi thông thoáng, khi ăn bé sẽ ít bị ói. Cho bé ăn những loại thực phẩm mềm và lỏng hơn bình thường cho dễ tiêu hóa. Chuẩn bị thức ăn cho bé: trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường (giống như ta bệnh hay thấy đắng miệng không muốn ăn vậy), bé có thể ăn các loại thực phẩm như trước lúc bệnh, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chuẩn bị khăn khô mềm để lau cho bé trong khi ăn sẽ giúp bé không bị rát khi lau, thế nhưng cũng không dùng khăn ướt, vì khăn ướt khi chạm vào đầu mũi nhiều lần sẽ gây lạnh và kích thích chảy mũi liên tục. Thực phẩm bạn không được cho bé dùng: các món ăn, thức uống lạnh; những thực phẩm khi ăn vào bé bị nổi mề đay (bé dị ứng với thực phẩm này). Cho bé ăn Thức ăn cho bé ăn tốt nhất là mới nấu xong, để đến khi âm ấm (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn). Không cho bé ăn đồ hâm lại. Nếu bé không chịu ăn, nên cố dỗ bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, tránh để bé bị đói vì như thế sẽ khiến bé bị sụt cân. Muốn vậy nên chịu khó nấu những món bé thích, và kiên nhẫn đút cho bé từng chút một. Trong quá trình bệnh, bé rất dễ bị ói và có cảm giác ăn không ngon miệng, do đó, cần đút cho bé chậm hơn so với lúc bình thường.
Bé ói: đây là nỗi lo lớn nhất của các bậc cha mẹ khi trẻ bệnh. Nếu bé chỉ ói 1 – 2 lần mỗi ngày và vẫn vui vẻ, chơi đùa bình thường, thì chỉ cần cho bé ăn hoặc uống lại sữa ngay sau khi ói để bé không bị đói và sụt cân. Nếu bé có các biểu hiện sau thì cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay: thở nhanh, sốt cao liên tục từ 3 – 5 ngày, ói nhiều làm bé không thể ăn hoặc uống được gì. Lúc này, có thể bác sĩ sẽ cho bé nhập viện. Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp Thật ra, việc phòng ngừa bệnh cũng đơn giản, chỉ cần giữ không để bé bị nhiễm lạnh, tránh cho bé tiếp xúc với người có dấu hiệu đang bị bệnh về hô hấp. Những thành viên trong gia đình nếu thường xuyên tiếp xúc với bé thì phải rửa sạch tay chân, không hôn lên mặt, môi bé… Tránh đưa bé đến nơi đông người trong mùa dịch, giữ bé tránh xá các nơi nhiều bụi khói (khi ra đường nên cho bé mang khăn che mặt hoặc khẩu trang) Tốt nhất không cho bé uống thức uống hay ăn đồ ăn quá lạnh, cổ vũ bé uống nhiều nước, đồng thời chú ý chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé.
(Theo Suckhoedoisong.vn)